Sự khác nhau giữa Cổng xếp có ray và không ray

Sự khác nhau giữa Cổng xếp có ray và không ray

Bài viết dưới đây, Dịch Vụ Cổng Xếp Văn Minh  sẽ cùng các bạn đi tìm hiểu sự khác nhau giữa Cổng xếp có ray và không ray để giúp tất cả chúng ta hiểu hơn và có thể phân biệt được 2 loại cổng xếp tự động này. Hãy cùng theo dõi nhé!

Nội Dung Chính [hide]

  • Những điểm chung của Cổng xếp tự động 
  • So sánh sự khác nhau giữa Cổng xếp tự động có ray và không ray
    • 1. Về đặc điểm của cổng xếp có ray và không ray:
    • 2. Về ưu và nhược điểm của cổng xếp có ray và không ray:
  • Đơn vị cung cấp và lắp đặt, thi công cổng xếp tại Bình Dương 

Những điểm chung của cổng xếp tự động 

Trước khi đi tìm hiểu về những Sự khác nhau giữa cổng xếp có ray và không ray thì các bạn nên biết về những điểm chung của 2 loại cổng xếp tự động có ray và không có ray đầu tiên:

  • Cổng xếp tự động được làm từ nhiều vật liệu khác nhau, nhưng nguyên liệu chính vẫn là inox và hợp kim nhôm
  • Chiều cao thường dùng cổng xếp thường có tiêu chuẩn là 1600mm.
  • Thân của cổng xếp được đan chéo theo hình zich zac để giúp cổng linh hoạt và kéo dãn tốt hơn khi di chuyển
  • Thanh chính thân của cổng xếp có kích thước 50*51*0.8mm
  • Thanh chéo thân của cổng xếp có kích thước 36*36*0.6mm
  • Cổng xếp chạy được nhờ vào bánh xe cao su
  • Motor điện đầu máy cổng xếp chạy có ray hoặc không ray
  • Công suất của Motor điện gồm: 370w, 420w, 550w và 750w.
  • Nguồn điện: 220V/ 50Hz
  • Phụ kiện cổng xếp tự động bao gồm: Bộ điều khiển từ xa, Bộ điều khiển bàn, công tắc chống giật, đèn cảnh báo, Đèn LED…
Motor cổng xếp

Sự khác nhau giữa Cổng xếp tự động có ray và không ray

1. Về cách nhận dạng của cổng xếp có ray và không ray:

Cổng xếp tự động có ray

  • Cổng xếp  có ray đa phần đều sử dụng đầu máy motor thuộc chủng loại thông thường. Đi kèm với cổng xếp chính là thanh ray sắt dẫn hướng dài, được chôn trên nền sân phẳng, nổi gờ cách mặt sân khoảng 2cm. Nhờ có đường ray sắt này mà cổng xếp tự động chạy theo một đường thẳng, không bị nghiêng lệch, không bị vấp hay chạy dốc ra ngoài.
  • Trước khi lắp loại cổng này thì nền sân phải nhẵn nhịn, không được để chỗ nồi lõm, bấp bênh. Đặc biệt, tại các vùng có đồi núi chứa kim loại sắt, quặng bên dưới nền thì các bạn sử dụng cổng xếp có ray là hợp lý nhất.

Cổng xếp tự động không ray

  • Ngược lại, cổng xếp tự động không ray chạy trên nền một mặt phẳng bê tông mà không cần một đường ray hỗ trợ nào cả. Nếu để ý kỹ, các bạn sẽ có thể nhận ra ngay cổng xếp được dẫn hướng bởi các cục nam châm từ được định vị theo đường thẳng.
  • Ngoài ra, khi mở đầu máy kéo ra ta có thể nhận thấy ngay 2 motor điện đảo chiều. Hai loại động cơ này có chức năng giúp cho canh cổng lùi / tiến đi theo một hướng thẳng.
  • Bo mạch cổng xếp tự động không ray có rất nhiều khởi, vì sử dụng 2 motor đảo chiều nên có ít nhất là 4 khởi.
  • Nhờ bộ dẫn hướng từ tính định vị nam châm từ giúp cổng xếp sẽ đóng mở theo những cục nam châm đã được định sẵn
  • Trục bánh xe của cổng xếp không ray không bao giờ là một thanh độc lập, có tác dụng làm bánh lái, chuyển hướng cho cổng xếp.

2. Về ưu và nhược điểm của cổng xếp có ray và không ray:

Cổng xếp tự động có ray:

  • Ưu điểm: Tính ổn định cao khi vận hành. Với những nơi có nhiều xe tải trọng lớn đi qua hay ít được quét dọn vệ sinh sẽ thích hợp lắp đặt cổng xếp tự động có ray. Tiết kiệm chi phí của motor cổng xếp.
  • Nhược điểm: Không có tính thẩm mỹ bằng cổng xếp không ray do đường ray được chôn nổi. Ngoài ra, khi lắp đặt sẽ mất thêm chi phí đục cắt bê tông để làm ray cũng như thời gian để làm khô mặt nền.

Cổng xếp tự động không ray:

  • Ưu điểm: Có tính thẩm mỹ và gọn gàng hơn cổng xếp có ray. Đồng thời, tuỳ vào từng trường hợp mà các bạn có thể tiết kiệm được chi phí đục cắt bê tông, tránh được việc đi lại khó khăn.
  • Nhược điểm: Motor cổng có giá nhỉnh hơn so với có ray. Việc lắp đặt nam châm đòi hỏi nhân viên thi công phải cẩn thận, kỹ lưỡng, tay nghề cao trong nghành để tránh trường hợp chạy xiên trụ.

Kết luận: Về cơ bản thì cổng xếp có ray hay không ray đều có những ưu nhược điểm nhất định. Tuỳ vào từng mục đích và nơi được sử dụng, lắp đặt của mình. Mà các bạn có thể quyết định lựa chọn loại cổng nào phì hợp. Bên cạnh đó, các bạn cũng cần phải quan tâm đến địa chỉ thi công và lắp đặt. Để có thể sở hữu những sản phẩm chất lượng vượt trội nhất.

Đơn vị lắp đặt, thi công cổng xếp tại Bình Dương 

Với đặc thù riêng của từng đơn vi. Khách hàng cần được sự tư vấn của đội ngũ kỹ thuật. Để lựa chọn cho mình sản phẩm cổng xếp tự động lắp đặt phù hợp. Hãy liên hệ ngay với CỔNG XẾP VĂN MINH  để được tư vấn hỗ trợ miễn phí và báo giá cụ thể, chính xác nhất.

Thông Tin Chi Tiết Xin Liên Hệ: 

Văn phòng925/10/46 DT 743 KP Tân Long – P Tân Đông Hiệp – TX Dĩ An – Tỉnh Bình Dương

Chi Nhánh 2: 217 Nguyễn Thị Minh Khai – P. Phú Hòa – TP. Thủ Dầu Một – T. Bình Dương 

Chi Nhánh Phú Thọ:  310 Hy Cương, TP. Việt Trì, T. Phú Thọ  

Chi nhánh Hà Nội: 28 Thị Trấn Sóc Sơn, H. Sóc Sơn, TP Hà Nội 

Điện Thoại: 0377 410 010 — 0901 650 304 

Gmail:    cuacongxepcuacuonbinhduong@gmail.com

Web:       dichvucuacuonbinhduong.com

                   congxepbinhduongmn.com

 

Array